Sự khác biệt giữa điện thoại Analog và điện thoại IP

Nhiều doanh nghiệp có thể nghe đến khái niệm của điện thoại analog và khái niệm của điện thoại IP, tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ được sự khác biệt của chúng. Bài viết hôm nay Buss Call cung cấp thông tin sự khác biệt giữa điện thoại analog và điện thoại IP. 

Khái niệm điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại analog là kiểu điện thoại truyền thống ngày xưa thường được sử dụng trong các hộ gia đình. Điện thoại analog được sử dụng phổ biến trước khi công nghệ số hóa (digital) và Voice over Internet Protocol (VOIP) phát triển.

Điện thoại IP (IP Phone) là một loại điện thoại sử dụng giao thức Internet Protocol (IP) để truyền dữ liệu âm thanh trong cuộc gọi. Thay vì sử dụng mạng điện thoại công cộng (PSTN), điện thoại IP sử dụng mạng internet hoặc mạng nội bộ dựa trên giao thức IP để truyền và nhận cuộc gọi. 

Công nghệ điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại analog hoạt động dựa trên việc chuyển đổi các tín hiệu âm thanh thành sóng điện tử với tần số và biên độ khác nhau mà điện thoại ghi nhận và gửi đến đầu dây bên kia. Hệ thống điện thoại này sử dụng công nghệ CSN (Circuit Switching Network) để tín hiệu analog truyền dẫn qua các đoạn dây mắc nối tiếp và hình thành cuộc trò chuyện.

Hệ thống điện thoại IP/ VoIP hoạt động qua việc giải mã tín hiệu âm thanh nhận được từ những gói dữ liệu nhỏ được truyền dẫn qua internet. VoIP sử dụng công nghệ PSN (Packet Switching Network) để ghi nhận và chuyển đổi các gói dữ liệu một cách liên tục để các tín hiệu âm thanh gốc có thể được gửi đến điểm tiếp nhận.

Cấu tạo điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại Analog

Điện thoại analog được trang bị một móc chuyển đổi (switch hook) & chuông được gắn vào đường dây điện thoại. Ngay khi switch hook được tách ra, đường dây điện thoại sẽ thiết lập kết nối tới mạch truyền dẫn của hệ thống điện thoại. 

Cấu tạo điện thoại analog: 

  • Microphone: bộ phận thu âm thanh khi người dùng nói vào điện thoại
  • Speaker: bộ phận phát âm thanh để người dùng nghe cuộc gọi
  • Keypad: Bàn phím để gõ số điện thoại và các chức năng khác như chuyển tiếp cuộc gọi
  • Hook Switch: Cơ cấu núm nhấc ( hoặc bút gạc) để bật và tắt điện thoại
  • Circuit Board: Bảng mạch điện điều khiển các chức năng và xử lý hiệu âm thanh
  • Receiver: Bộ phận âm thanh kết nối từ điện thoại đến tai người dùng thông qua ống nghe
  • Transmitter: Bộ phận thu âm thanh từ microphone và truyền tín hiệu âm thanh đến người nghe
  • RJ-11 Port: Cổng kết nối để cắm vào jack điện thoại hoặc kết nối với hệ thống tổng đài

Điện thoại IP

Điện thoại IP có cấu tạo như điện thoại analog, bổ sung thêm 1 tính năng mới như nút giữ gọi, nút ngắt âm lượng, một màn hình hiển thị số gọi đến và ID người gọi. Điện thoại IP kết nối với internet nên những cuộc đàm thoại đều được thực hiện qua internet.

Cấu tạo điện thoại IP:

  • Microphone: bộ phận thu âm thanh khi người dùng nói vào điện thoại
  • Speaker: bộ phận phát âm thanh để người dùng nghe cuộc gọi
  • Keypad: Bàn phím để gõ số điện thoại và các lệnh điều khiển khác
  • Display: Màn hình hiển thị để hiển thị thông tin cuộc gọi và các tuỳ chọn
  • Ethernet Port: Cổng kết nối mạng để kết nối điện thoại IP với mạng LAN hoặc Internet. 
  • Circuit Board: Bảng mạch điện điều khiển các chức năng và xử lý tín hiệu âm thanh dựa trên giao thức IP. 
  • RJ-45 Port: Cổng kết nối Ethernet để kết nối với mạch và nguồn điện 
  • Power Adapter: Bộ chuyển đổi nguồn để cung cấp điện cho điện thoại IP

Nguyên lý hoạt động điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại analog hoạt động dựa theo đường line bưu điện, nghĩa là nhà mạng sẽ cung cấp 1 đầu số cho 1 line điện thoại. Vì thế điện thoại analog chỉ nhận được 1 cuộc gọi đến hoặc đi trong thời điểm gọi

Điện thoại IP hoạt động dựa theo hình thức trên nền mạng internet, nghĩa là điện thoại IP sẽ nhận được nhiều cuộc gọi đồng thời cùng lúc mà không bị giới hạn gì cả. Kết nối internet là một trong những chức năng quan trọng nhất của điện thoại IP. Tất cả các cuộc đàm thoại trên hệ thống điện thoại VOIP đều được thực qua internet. Vì vậy việc lựa chọn thiết bị với tốc độ xử lý, độ tin cậy và chi phí như thế nào đối với hệ thống điện thoại của bạn là vô cùng quan trọng

Phạm vi hoạt động điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại analog phù hợp với các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng nhân viên ít, không thực hiện cuộc gọi nhiều hoặc không có nhiều cuộc trao đổi nội bộ

Điện thoại IP phù hợp với các công ty, doanh nghiệp có số lương cuộc ra nhiều, có nhiều trao đổi nội bộ cần thực hiện thì việc lắp đặt hệ thống điện thoại IP sẽ tiết kiệm và tiện lợi hơn.

Độ linh hoạt điện thoại Analog và điện thoại IP

Hệ thống điện thoại analog chỉ hoạt động được ở phạm vi nhỏ. Khi không được kéo line bưu điện, điện thoại analog trở nên vô ích, không hoạt động được.

Hệ thống điện thoại IP hoạt động ở phạm vi rộng rãi hơn, có thể cho bạn sử dụng trên điện thoại di động, các thiết bị di động khác … để thực hiện cuộc gọi, chỉ cần có cài đặt phần mềm liên quan

Chi phí cước gọi điện thoại Analog và điện thoại IP

Điện thoại analog phụ thuộc vào line bưu điện và phạm vi hoạt động hạn chế. Cước phí điện thoại analog được tính theo số phút gọi và phạm vi cuộc gọi, tùy thuộc vào đơn vị cung cấp mạng điện thoại mà mức giá có thể khác nhau.

Điện thoại IP có thể kết nối internet, không giới hạn phạm vi của các cuộc gọi đến việc trao đổi sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

 

Trên đây là so sánh giữa điện thoại Analog và điện thoại IP. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KẾT NỐI (VOIP24H):

TRỤ SỞ CHÍNH
Add: Tầng 7, Tòa nhà ST.MORITZ, 1014 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 1900.2002 (1000đ /phút) – 028.7303.6789
Email: sales.hcm@voip24h.vn

CHI NHÁNH
Add: Tầng 10 - Tháp Tây , Toà Hancorp Plaza, 72 Trần Đăng Ninh, Q. Cầu giấy, Hà Nội
Hotline: 1900.2002 (1000đ /phút) – (024).7105.8686
Email: sales.hn@voip24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *