Thế hệ Alpha (Gen Alpha) được mệnh danh là những đứa trẻ “thời COVID-19” hay “phiên bản nhí” của thế hệ Millennials (mini-millennials). Tính đến năm 2024, lượng dân số thuộc Gen Alpha sẽ là khoảng 2,2 tỷ người. Và đến năm 2030, Gen Alpha sẽ chiếm 11% lực lượng lao động.
Có câu nói phổ biến là “trẻ con lớn nhanh như thổi” và Gen Alpha sẽ sớm trở thành đối tượng tiêu dùng chính của nhiều ngành hàng. Nhiều thương hiệu đã bắt đầu tìm cách thay đổi chiến lược marketing, thông điệp truyền thông để phù hợp với nhóm khách hàng tương lai đang lớn lên này. Để làm được, trước hết thương hiệu cần hiểu chính xác Gen Alpha là ai, Gen Alpha có gì khác so với những thế hệ trước. Và những thông tin này có ích gì trong việc dự đoán cách thức làm việc, mua sắm… của Gen Alpha?
Với bài viết dưới đây, tôi hy vọng sẽ giúp mang lại cái nhìn khái quát về Gen Alpha cũng như “ngưỡng cửa” tiếp theo mà thương hiệu sẽ đối diện.
Mục lục
Gen Alpha là ai?
Gen Alpha là nhóm những người sinh từ năm 2010-2024. Hiện nay, trung bình có hơn 2,5 triệu trẻ thuộc Gen Alpha ra đời mỗi tuần. Và tính đến năm 2024, sẽ có hơn 2 tỷ dân thuộc thế hệ này. Có 3 điểm đặc trưng khi nói về Gen Alpha:
- Gen Alpha dự đoán là thế hệ “đông dân” nhất từ trước đến nay
- Gần 2 trong 3 trẻ từ 8-11 tuổi sở hữu smartphone
- Phần lớn trẻ khá am hiểu kỹ thuật số nhờ trải nghiệm học tập online trong đại dịch COVID-19
Bà Ashley Fell – một nhà nghiên cứu xã hội học, cho biết đại dịch ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến thế hệ Alpha. Bà nói Gen Alpha sẽ coi trọng gia đình hơn, ngưỡng mộ “những anh hùng trong đời sống thường nhật”, và bình thường hoá việc làm việc từ xa (Work From Home). Gen Alpha cũng sáng tạo và kiên cường hơn vì những thách thức cùng những sự kiện văn hoá, chính trị nghiêm trọng mà họ trải qua khi vừa lọt lòng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận Internet và thiết bị điện từ sớm khiến Gen Alpha có tư duy toàn cầu hoá hơn so với những thế hệ trước. Họ thích chia sẻ phong tục, tập quán, trải nghiệm… giữa các nền văn hoá với nhau. Việc lớn lên trong thời đại giao tiếp nhiều qua màn hình, hay sự phát triển của metaverse, AI… khiến Gen Alpha ưa chuộng tiêu thụ nội dung có hình ảnh trực quan hơn.
Các công việc mà Gen Alpha mơ ước
Một chương trình YouTube dành cho trẻ em “The Ellie Sparkles Show” đã khảo sát 1.000 trẻ em từ 5-8 tuổi ở Mỹ và hỏi về công việc mong muốn làm khi trưởng thành. Một số kết quả nổi bật từ cuộc khảo sát như sau. Phần lớn đều muốn công việc tương lai tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội và chúng muốn cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Có 35% cho biết điều quan trọng nhất trong công việc là được giúp đỡ người khác, và 28% đề cao sự vui vẻ.
Cụ thể hơn, việc lớn lên trong bối cảnh đại dịch và chứng kiến những anh hùng đời thường như bác sĩ, y tác khiến nhiều đứa trẻ Gen Alpha ngưỡng mộ và ao ước làm người chữa lành (healer). Có 26,2% muốn trở thành bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, và 16,5% muốn làm giáo viên. Và hiển nhiên chúng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của mạng xã hội. Top 4 ngành nghề được đáp viên chọn là TikToker/YouTuber/Vlogger (12%). Trong khi đó, có 5,6% chọn làm Influencer, và 3,3% trở thành game thủ chuyên nghiệp.
Khảo sát cũng chỉ ra có đến 73% Gen Alpha muốn có thể linh hoạt lựa chọn giữa làm việc từ xa và tại văn phòng. Không những vậy, đáp viên còn mong muốn làm việc 4 ngày/ tuần và 5 giờ/ ngày.
Đăng ký để nhận trọn bộ tài liệu
Điền thông tin vào bên dưới để nhận toàn bộ tài liệu: Gen Alpha – thế hệ người tiêu dùng lai giữa Millennials và Gen Z. Marketer cần làm gì?